A2 - K87
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

A2 - K87

Diễn đàn lớp 12A2
 
Trang ChínhArsGalleryTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

 

 Một số thủ thuật làm bài thi trắc nghiệm môn vật lí

Go down 
5 posters
Tác giảThông điệp
HopChat
Học sinh lớp 1
Học sinh lớp 1



Tổng số bài gửi : 35
$ Con Cuông : 54885
Reputation : 100
Join date : 28/09/2009

Một số thủ thuật làm bài thi trắc nghiệm môn vật lí Empty
Bài gửiTiêu đề: Một số thủ thuật làm bài thi trắc nghiệm môn vật lí   Một số thủ thuật làm bài thi trắc nghiệm môn vật lí I_icon_minitimeMon 28 Sep 2009, 13:56

Hiện nay, việc kiểm tra và thi trắc nghiệm là một tâm điểm nóng trong giới “giang hồ võ lâm”. Với chút kinh nghiệm kém cỏi của một kẻ mới “hành tẩu giang hồ” chưa được bao lâu, tôi xin được chia sẻ với các bạn một số thủ thuật khi làm bài trắc nghiệm môn vật lí sao cho có kết quả khả quan nhất. Bạn nào có kinh nghiệm hay nữa thì xin hiến kế, góp dzui cho thiên hạ nhé.



Chiêu thứ 1.
Khi trong 4 phương án trả lời, có 2 phương án là phủ định hoàn toàn của nhau, thì câu trả lời đúng chắc chắn phải là một trong hai phương án này.
Ví dụ: Cho đồ thị biểu diễn một quá trình biến đổi trạng thái của chất khí (hình dưới). Trong quá trình diễn biến từ trạng thái 1 đến trạng thái 2
A. áp suất chất khí giảm;
B. thể tích chất khí tăng;
C. nhiệt độ chất khí thay đổi;
D. nhiệt độ chất khí không đổi.

Chọn đáp án SAI.
Một số thủ thuật làm bài thi trắc nghiệm môn vật lí DothiPV

Rõ ràng với trường hợp câu hỏi này, ta không cần quan tâm đến hai phương án A và B, vì C và D không thể cùng đúng hoặc cùng sai được. Nếu vào thi mà gặp câu hỏi như thế này thì coi như bạn may mắn, vì bạn đã được trợ giúp 50 - 50 rồi !
Chiêu thứ 2.

Khi 4 đáp số nêu ra của đại lượng cần tìm có tới 3, 4 đơn vị khác nhau thì hãy khoan tính toán đã, có thể người ta muốn kiểm tra kiến thức về thứ nguyên (đơn vị của đại lượng vật lí) đấy.
Ví dụ: Một động cơ có thể kéo một chiếc tàu đi xa 100m trong khoảng thời gian 20 giây với lực phát động trung bình 5000N. Công suất của động cơ này là

A. 500 000 J;
B. 500 000 kg.m/s;
C. 34 CV;
D. 34 N.s.

Với bài toán này, sau một loạt tính toán, bạn sẽ thu được đáp số là 34 CV. Tuy nhiên, chỉ cần nhanh trí một chút thì việc chọn đáp số 34 CV phải là hiển nhiên, không cần làm toán.

Chiêu thứ 3.

Đừng vội vàng “tô vòng tròn” khi con số bạn tính được trùng khớp với con số của một phương án trả lời nào đấy. Mỗi đại lượng vật lí còn cần có đơn vị đo phù hợp nữa.
Ví dụ: Một hòn đá nặng 5kg đặt trên đỉnh một tòa nhà cao 20m. Lấy mốc thế năng bằng không tại mặt đất và g = 10m/s2. Thế năng của hòn đá này là

A. 100 J;
B. 100 W;
C. 1000 W;
D. 1 kJ.
Giải bài toán này, bạn thu được con số 1000. Nhưng đáp án đúng lại là 1 cơ. Hãy cẩn thận với những bài toán dạng này, “giang hồ hiểm ác” bạn nhé.

Chiêu thứ 4.

Phải cân nhắc các con số thu được từ bài toán có phù hợp với những kiến thức đã biết không. Chẳng hạn tìm bước sóng của ánh sáng khả kiến thì giá trị phải trong khoảng 0,400 đến 0,760 mm. Hay tính giá trị lực ma sát trượt thì hãy nhớ là lực ma sát trượt luôn vào khoảng trên dưới chục phần trăm của áp lực. Trong ví dụ sau, hai con số 0,5 N và 6,48 N rõ ràng là không thể chấp nhận được.

Ví dụ: Một ô tô có khối lượng 2 tấn đang chuyển động với vận tốc 36 km/h thì tắt máy, sau khi đi được đoạn đường 200m thì dừng hẳn. Lực ma sát trung bình tác dụng lên ô tô trong quá trình này có độ lớn
A. 500 N;
B. 0,5 N;
C. 6,48 N;
D. 6480 N.

Bao giờ cũng vậy, trong 4 phương án trả lời, với một chút tinh ý và óc phán đoán nhanh, trên cơ sở kiến thức đã học, bạn luôn luôn có thể loại trừ ngay 2 phương án không hợp lí.

Chiêu thứ 5.

Luôn luôn cẩn thận với những từ phủ định trong câu hỏi, cả trong phần đề dẫn lẫn trong các phương án trả lời. Không phải người ra đề thi nào cũng “nhân từ” mà in đậm, in nghiêng, viết hoa các từ phủ định cho bạn đâu. Hãy đánh dấu các từ phủ định để nhắc nhở bản thân không phạm sai lầm.
Ví dụ: Hệ số đàn hồi (hay độ cứng) của một vật đàn hồi không phụ thuộc vào
A. tiết diện ngang của vật đàn hồi;
B. chiều dài ban đầu của vật đàn hồi;
C. bản chất của vật đàn hồi;
D. khối lượng riêng của vật đàn hồi.

Hãy nhớ là mỗi kì thi có không ít sĩ tử “trận vong” chỉ vì những chữ “không” chết người như trên đây !

Chiêu thứ 6.

Tương tự, bạn phải cảnh giác với những câu hỏi yêu cầu nhận định phát biểu là đúng hay sai. Làm ơn đọc cho hết câu hỏi. Thực tế có bạn chẳng đọc hết câu đã vội trả lời rồi.
Ví dụ: Chọn câu phát biểu ĐÚNG.
A. Khi các phân tử ở rất gần nhau, lực tương tác giữa chúng là lực hút;
B. Không có nhiệt độ thấp hơn 0 K;
C. Trong quá trình đẳng áp, thể tích khí tỉ lệ nghịch với nhiệt độ tuyệt đối;
D. Trong hệ tọa độ (p, V), đường đẳng nhiệt là một parabol.


Cho như câu này là nhân đạo lắm ! Sĩ tử có thể chết “bất đắc kì tử” vì những câu “thòng” phía sau như câu sau đây, mà không hiểu sao, có nhiều bạn không thèm đọc đến khi làm bài !

Ví dụ: Khi vận tốc của một vật biến thiên thì
A. động lượng của vật biến thiên;
B. thế năng của vật biến thiên;
C. động năng của vật biến thiên;
D. cơ năng của vật biến thiên.
Chọn đáp án SAI.

Chiêu thứ 7.

Đặc điểm của bài kiểm tra trắc nghiệm là phạm vi bao quát kiến thức rộng, có khi chỉ những “chú ý”, “lưu ý”, “nhận xét” nhỏ lại giúp ích cho bạn rất nhiều khi lựa chọn phương án trả lời. Nắm chắc kiến thức và tự tin với kiến thức mà mình có, không để bị nhiễu vì những dữ kiện cho không cần thiết.

Xét ví dụ sau: Ném một vật lên cao với vận tốc ban đầu 5 m/s. Biết lực cản của không khí tỉ lệ với bình phương vận tốc của vật. Vận tốc của vật khi rơi xuống chạm đất có giá trị

A. vẫn là 5 m/s;
B. lớn hơn 5 m/s;
C. nhỏ hơn 5 m/s;
D. không thể xác định được.

Trong bài toán này, chi tiết “tỉ lệ với bình phương vận tốc” đưa ra chỉ với một mục đích là làm cho bạn bối rối. Mấu chốt vấn đề là ở chỗ có sự xuất hiện của lực cản trong bài toán. Đơn giản thế thôi. Hãy vứt đi chi tiết “tỉ lệ với bình phương vận tốc”, là dữ kiện không cần thiết (dữ kiện gây nhiễu), bài toán hẳn là đơn giản đi rất nhiều.

Trên đây là một số thủ thuật làm bài kiểm tra trắc nghiệm vật lí. Hi vọng là mấy “chiêu thức” đơn sơ này có thể giúp ích cho bạn phần nào khi bước vào phòng thi. Tuy nhiên, có một điều tôi muốn nhấn mạnh với bạn rằng: Cho dù hình thức kiểm tra, đánh giá có thay đổi như thế nào đi nữa thì học cho chắc và bình tĩnh, tự tin khi làm bài vẫn là hai yếu tố then chốt quyết định cho sự thành công của bạn. Chúc may mắn.

Theo Thư Viện Vật Lý
Về Đầu Trang Go down
Khôi
Học sinh lớp 2
Học sinh lớp 2
Khôi


Nam Chòm sao : Bảo Bình Tổng số bài gửi : 118
$ Con Cuông : 203805
Reputation : 0
Birthday : 31/01/1992
Join date : 02/10/2009
Age : 32
Đến từ : việt nam

Một số thủ thuật làm bài thi trắc nghiệm môn vật lí Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Một số thủ thuật làm bài thi trắc nghiệm môn vật lí   Một số thủ thuật làm bài thi trắc nghiệm môn vật lí I_icon_minitimeSat 03 Oct 2009, 20:44

thank hợp đại sư n` nha
mong phát huy
cheers
Về Đầu Trang Go down
Thang2992
Học sinh lớp 2
Học sinh lớp 2



Nam Chòm sao : Xử Nữ Tổng số bài gửi : 100
$ Con Cuông : 184577
Reputation : 200
Birthday : 02/09/1992
Join date : 29/09/2009
Age : 31
Đến từ : Nóc tủ

Một số thủ thuật làm bài thi trắc nghiệm môn vật lí Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Một số thủ thuật làm bài thi trắc nghiệm môn vật lí   Một số thủ thuật làm bài thi trắc nghiệm môn vật lí I_icon_minitimeSat 03 Oct 2009, 23:28

lắm phèn thật
Về Đầu Trang Go down
Kwon_Kyung_Min
Học sinh lớp 1
Học sinh lớp 1



Tổng số bài gửi : 14
$ Con Cuông : 45670
Reputation : 0
Join date : 09/10/2009

Một số thủ thuật làm bài thi trắc nghiệm môn vật lí Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Một số thủ thuật làm bài thi trắc nghiệm môn vật lí   Một số thủ thuật làm bài thi trắc nghiệm môn vật lí I_icon_minitimeFri 09 Oct 2009, 12:27

Đọc xong thấy vận như thường, căn bản toàn mấy ví dụ chi2, chưa học nên nỏ hiểu chi hết đại sư ah
Về Đầu Trang Go down
ThangThanh
Học sinh lớp 2
Học sinh lớp 2



Nam Chòm sao : Sư Tử Tổng số bài gửi : 185
$ Con Cuông : 371322
Reputation : 0
Birthday : 28/07/1992
Join date : 01/10/2009
Age : 31
Đến từ : Gầm cầu

Một số thủ thuật làm bài thi trắc nghiệm môn vật lí Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Một số thủ thuật làm bài thi trắc nghiệm môn vật lí   Một số thủ thuật làm bài thi trắc nghiệm môn vật lí I_icon_minitimeSat 10 Oct 2009, 14:27

bài chất lượng đấy
có ai biết ít cách làm bài Hoá thỳ sang post hộ cấy
Về Đầu Trang Go down
Thang2992
Học sinh lớp 2
Học sinh lớp 2



Nam Chòm sao : Xử Nữ Tổng số bài gửi : 100
$ Con Cuông : 184577
Reputation : 200
Birthday : 02/09/1992
Join date : 29/09/2009
Age : 31
Đến từ : Nóc tủ

Một số thủ thuật làm bài thi trắc nghiệm môn vật lí Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Một số thủ thuật làm bài thi trắc nghiệm môn vật lí   Một số thủ thuật làm bài thi trắc nghiệm môn vật lí I_icon_minitimeSat 10 Oct 2009, 17:14

Bik cách làm văn hok bày lun nha
Về Đầu Trang Go down
ThangThanh
Học sinh lớp 2
Học sinh lớp 2



Nam Chòm sao : Sư Tử Tổng số bài gửi : 185
$ Con Cuông : 371322
Reputation : 0
Birthday : 28/07/1992
Join date : 01/10/2009
Age : 31
Đến từ : Gầm cầu

Một số thủ thuật làm bài thi trắc nghiệm môn vật lí Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Một số thủ thuật làm bài thi trắc nghiệm môn vật lí   Một số thủ thuật làm bài thi trắc nghiệm môn vật lí I_icon_minitimeWed 28 Oct 2009, 06:55

Thăng gà toàn nói ngu rứa mi
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Một số thủ thuật làm bài thi trắc nghiệm môn vật lí Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Một số thủ thuật làm bài thi trắc nghiệm môn vật lí   Một số thủ thuật làm bài thi trắc nghiệm môn vật lí I_icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Một số thủ thuật làm bài thi trắc nghiệm môn vật lí
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» thi trắc nghiệm
» kinh nghiệm luyện thi đại học online
» Nghệ thuật cắt giấy
» Nghệ THuật TỪ Những Chiếc NĨA

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
A2 - K87 :: Học tập :: Vật lí-
Chuyển đến